Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Công văn số Số: 3144/TCT-CS V/v chính sách thuế GTGT

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Số: 3144/TCT-CS
V/v chính sách thuế GTGT  
Hà Nội, ngày  05  tháng 08 năm 2015

Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước;
- Tổng công ty công nghiệp tàu thủy.
(Đ/c: 172 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội)

Ngày 6/7/2015, Tổng cục Thuế nhận được công văn số 8249/BGTVT-QLDN ngày 26/6/2015 của Bộ Giao thông vận tải; ngày 03/7/2015, Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4746/NHNN-TD ngày 26/5/2015 của Ngân hàng Nhà nước ; ngày 01/7/2015, Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1567/CNT-TCKT ngày 12/6/2015 của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy và công văn của một số Cục Thuế nêu vướng mắc trong chương trình đóng mới tàu cá. Về vấn đề này, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Câu hỏi tư vấn sau khóa đào tạo kế toán thực hành thực tế rất gấp của học viên

Câu hỏi tư vấn sau khóa đào tạo kế toán thực hành thực tế rất gấp của học viên về chi phí bảo vệ và trông xe ở tòa nhà. CN VCB Đông Sài Gòn đang thuê tòa nhà của công ty Trần Thành để làm trụ sở, và từ đó đến giờ chi nhánh tự thuê dịch vụ bảo vệ ở ngoài để bảo vệ chi nhánh cũng như bảo vệ xe của khách hàng khi đến giao dịch. Và bây giờ Công ty Trần Thành muốn kiêm luôn dịch vụ này và hàng tháng mình trả tiền thuê bảo vệ tòa nhà cũng như tiền bảo vệ xe của khách hàng cho công ty. 

Nhưng e xem lại giấy phép kinh doanh của công ty Trần Thành thì không kinh doanh về lĩnh vực này. vậy công ty có được phép làm dịch vụ này không chị? nếu được thì khi xuất hóa đơn ghi như thế nào ?.  công ty Trần Thành và CN e phải làm thêm một hợp đồng về dịch vụ bảo vệ và trông giữ xe nữa hay là làm thêm phụ lục hợp đồng chung với hợp đồng thuê nhà. nếu thế thì chi phí được tính chung vào chi phí tiền thuê nhà hay là chi thuê dịch vụ bảo vệ riêng. e đang cần tư vấn gấp vấn đề này nên chi giúp em nhé. e cảm ơn.

Câu hỏi liên quan về hóa đơn hợp lệ hợp pháp sau khóa đào tạo kế toán tại Hà Nội

Câu hỏi liên quan về hóa đơn hợp lệ hợp pháp sau khóa đào tạo kế toán tại Hà Nội. Bên chị đặt in hàng hóa, bên nhà in xuất hóa đơn cho chị sai ngày so với ngày giao hàng, họ không thể xuất hóa đơn đúng cho bên chị. Vậy bên chị là bên người mua  khi nhận hóa đơn sai này có vấn được đưa vào chi phí hợp lý hợp lệ không ?

Qua thư em gửi, ban tư vấn đào tạo kế toán CENSTAF và kiểm toán ACAC có ý kiến trao đổi với em như sau:


Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Chia sẻ câu hỏi sau khóa đào tạo kế toán về quản lý hóa đơn

Chia sẻ câu hỏi sau khóa đào tạo kế toán về quản lý hóa đơn tài chính 2015

Chia sẻ câu hỏi sau khóa đào tạo kế toán về quản lý hóa đơn tài chính 2015. Hiện tại Tổng Công ty A có bán than cho khách hàng theo hợp đồng đã ký của Tổng Công ty và Tổng giám đốc Tổng Công ty có ủy quyền cho đồng chí S - Phó tổng giám đốc Tổng Công ty – Kiêm gám đốc Công ty Đầu tư Xây dựng và Thương mại là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty A thực hiện việc giao than và ký hóa đơn GTGT của Tổng Công ty.

Tổng Công ty hiện đang sử dụng hóa đơn mẫu số: 01GTKT3/001 đã được đăng ký với cục thuế theo đúng quy định để xuất hóa đơn bán than cho khách hàng; Trên hóa đơn có tiêu thức “Người bán hàng” và “Thủ trưởng đơn vị”

              Trên hai tiêu thức “Người bán hàng” và “Thủ trưởng đơn vị” thì người được ủy quyền là đồng chí S sẽ ký vào tiêu thức nào cho đúng quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng hóa đơn

 * Trao đổi:

 Vì đ/c S là P.TGĐ TCT kiêm GĐ Cty trực thuộc nên TGĐ đã ủy quyền cho đ/c Sơn là CB cấp cao (cấp ra các QĐ quản lý điều hành đơn vị) nên ký vào chỉ tiêu "Thủ trưởng đơn vị"

 Trừ trường hợp TGĐ ủy quyền rõ ràng là đ/c Sơn ký vào chỉ tiêu "Người bán hàng" thì khi đó đ/c Sơn phải ký vào chỉ tiêu "Người bán hàng" còn chỉ tiêu "Thủ trưởng đơn vị" để trống và đóng dấu treo trên hóa đơn theo điểm d K2 Đ16 TT 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của BTC.

 Ban Hỗ Trợ Thuế ACAC CENSTAF GROUP


Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Tình huống sau khóa đào tạo kế toán về quyết toán thuế năm 2013, 2014 - Công ty Cà Phê tại Bắc Giang part 1

Tình huống sau khóa đào tạo kế toán về quyết toán thuế năm 2013, 2014 - Công ty Cà Phê tại Bắc Giang. Đợt vừa rồi em có tham gia lớp học Các vấn đề sai phạm trong quyết toán thuế năm 2014 do Trung tâm Censtaf tổ chức.
Công ty em vừa  quyết toán thuế 4 năm từ năm 2011 đến năm  2014. Sau thời gian kiểm tra, bên Cục thuế Bắc Giang đưa ra hai vấn đề về phía công ty em, nhưng Công ty em cho là không đúng, em nêu vấn đề mong thầy tư vấn giúp em:

1/ Hàng năm công ty có thưởng lương T13 và thưởng KPI cho nhân viên. Thực hiện chi vào T1 và T2 năm sau. Do phát sinh chi một lần với số tiền rất lớn. Để tránh biến động chi phí, hàng tháng công ty em đều có trích trước theo tỷ lệ nhất định nhưng không vượt quá 17% trên tổng quỹ lương. 
Khi trích trước bên cty em thực hiện hạch toán Nợ TK chi phí/ Có TK 335. Tại thời điểm ngày 31/12 số dư TK 335 này còn.

Sang T1 và T2 năm sau, bên em thực hiện đánh giá năng lực nhân viên và tình hình kinh doanh của toàn năm, ra quyết định thưởng KPI và chi lương T13 năm đó. Khi thực hiện chi thanh toán thưởng cho nhân viên, cty em hạch toán Nợ TK 335/Có TK 112. Sau khi chi xong thưởng thì số dư TK 335 hết.

Nay cục thuế Bắc Giang quyết toán nói xuất toán chi phí này của công ty em, với lý do khoản trích trước tại thời điểm cuối năm không chi hết phải hoàn nhập, không hoàn nhập thì bị xuất toán. Đồng thời nói rằng trích trước tiền thưởng KPI và T13 không được hạch toán trên TK 335 mà phải hạch toán vào TK 334.Do vậy truy thu + phạt của cty em số thuế tương ứng với khoản trích trước tiền lương thưởng đó.

Tuy nhiên, theo TT123/2012/TT-BTC, tại điều 6, khoản 2.18 nói về trích trước có nói: "Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước) hoặc giảm chi phí (trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước) vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng"

=> Như vậy khoản trích trước tiền lương thưởng bên cty em có số dư tại ngày 31/12 và chi thực tại T1, T2 năm sau thuộc khoản chi phí được trừ. Mặt khác nguyên tắc hạch toán TK 334 là không có hạch toán trích trước lương thưởng. Còn trong TK 335 dùng để hạch toán khoản phải trả và trích trước.
Tại sao Cục thuế Bắc Giang lại xuất toán khoản chi phí này? 
Theo ý kiến censtaf thì sao ạ?