Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Em có một vướng mắc trong hạch toán kế toán

Em có một vướng mắc trong hạch toán kế toán. Rất mong ban tư vấn thuế censtaf tư vấn cho doanh nghiệp Em
Công ty em sản xuất bột giặt nà các chất tẩy rửa dạng lỏng ( như nước lau sàn , nước rửa chén , nước làm mềm vải , …)
Khi bán bột giặt em khuyến mại nước rửa chén , nước lau sàn hoặc ngược lại khi bán nước rửa chén em khuyến mại bột giặt .
Theo thông tư 200 thì khi có hàng khuyến mại hạch toán kế toán theo 2 cách :
1. Khuyến mại không kèm theo điều kiện khác như mua SP thì hạch toán kế toán : Nợ TK 641 / Có TK155 ( Theo quyết định 15 thì Nợ TK641/Có TK5122 và Nợ TK632/ Có TK155 )

2. Khuyến mại kèm theo điều kiện phải mua SP ( mua SP cùng loại ??) thì hạch toán : Nợ TK632/ Có TK155 ( Theo quyết định 15 thì Nợ TK641/Có TK5122 và Nợ TK632/ Có TK155 )

 Vậy nhờ thầy tư vấn giúp em : em hạch toán kế toán theo cách 1 hay cách 2 là đúng ?

 hoc ke toan tong hop, học kế toán tổng hợp

Qua thư em gửi,ban tư vấn kế toán CENSTAF có ý kiến trao đổi với em như sau:

* Trao đổi:

TH cty em bán SP A khuyến mại SP B và ngược lại là TH bán hàng có điều kiện (chỉ khi khách hàng mua hàng của cty em mới được nhận hàng khuyến mại và ngược lại) do đó cty em khi HTKT phải áp dụng điểm b mục 3.1.10 K3 Đ28 TT 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC.

- Khi xuất TP để khuyến mại: Nợ TK 632/Có TK 155

- Ghi nhận DT của hàng KM trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả SP được bán (VD là SP A) và SP KM (VD là SP B) và HT:

Nợ TK 111,112,131,...

    Có TK 511 (Chi tiết), 333.1

* Chú ý:

- Cty em phải phân bổ DT thu được cho SP bán ra và SP KM (tự chọn tiêu thức phân bổ, chắc sử dụng tiêu thức giá bán của từng SP để phân bổ) thì từ đó mới HT chi tiết TK 511 (SP A và SP KM B) nhé.

- VD: SP A DT đạt 100trđ, SP KM B (DT bán cho KH là 10trđ, giá vốn là 9trđ) thì khi đó cty em phải phân bổ tổng DT thu được của lô SP tiêu thụ A + DT của SP KM B và HT DT của SP A chỉ là 90,9trđ còn DT của SP KM B là 9,1trđ. Như vậy ta hiểu ra ngay 9,1trđ là DT của SPB được dùng KM cho SP A nên 9,1trđ được coi là khoản giảm giá SPA nhưng cty lại không giảm bằng tiền mà thông qua việc KM SPB).

Ban tư vấn kế toán CENSTAF GROUP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét